Cảnh báo: Gia tăng các ca tử vong do tim mạch

  • 2022/12/12 09:22

Các bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng số các mặt bệnh và 72% tổng số tử vong, trong đó tử vong do các bệnh lý tim mạch chiếm 30%.

Số liệu thống kê gần đây cho thấy, tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm chiếm 66% tổng số các mặt bệnh tật và 72% tổng số tử vong, trong đó tử vong do các bệnh lý tim mạch chiếm 30%. 

Các bệnh lý về tim mạch gia tăng với tốc độ chóng mặt những năm gần đây, vai trò của tim mạch can thiệp ngày càng trở nên quan trọng không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn cầu. 

Cùng với ung thư, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người lớn tại các nước phát triển 


Tim mạch can thiệp Việt Nam đã xây dựng được một đội ngũ hàng trăm bác sĩ có thể thực hiện thành thạo các kỹ thuật can thiệp khó.

Điều đáng báo động là tử vong do các bệnh tim mạch chủ yếu là tử vong sớm do không được can thiệp kịp thời. Khoảng hơn 30 năm trước, nhồi máu cơ tim là bệnh lý rất hiếm gặp nhưng ngày nay, bệnh này đã trở nên phổ biến, là bệnh lý gặp thường xuyên tại khắp các bệnh viện trên toàn quốc. 

PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng - Giám đốc BV Thống Nhất – Chủ tịch Phân hội Tim mạch can thiệp Việt Nam nói tại Hội nghị Tim mạch học Can thiệp Toàn quốc lần thứ VIII với chủ đề "Phát triển giải pháp cho thách thức trong thực hành lâm sàng": Đối với mỗi người bác sĩ, kỹ thuật giỏi là điều vô cùng quan trọng. Có kỹ thuật tốt, hiện đại mới có thể cứu chữa được cho bệnh nhân. 

Kỹ thuật trong tim mạch can thiệp được cho là thứ "già đi rất nhanh" do liên tục có sự cập nhật, tiến bộ từ các thầy thuốc, chuyên gia, các nhà khoa học tâm huyết trên toàn thế giới.

Tim mạch can thiệp Việt Nam đã xây dựng được một đội ngũ hàng trăm bác sĩ có thể thực hiện thành thạo các kỹ thuật can thiệp khó, nhiều bác sĩ tim mạch can thiệp của Việt Nam trở thành chuyên gia hàng đầu tại Châu Á và trên thế giới.

Chuyên gia tim mạch can thiệp Việt Nam thường xuyên được mời giảng dạy, tham gia đoàn chủ tịch, tham gia mổ trình diễn ở nhiều hội nghị tim mạch can thiệp quốc tế và được mời chuyển giao kỹ thuật tại nhiều quốc gia như Ấn Độ, Philippines, Myanmar, Indonesia…

Theo SKĐS